Bệnh thủy đậu ở gà đá được biết đến là một trong những bệnh lý gây tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Thậm chí chúng còn khiến vật nuôi chết rải rác trong suốt một thời gian dài khiến sư kê hao tổn nhiều về kinh tế. Và để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như có cách điều trị triệt để, bạn hãy tham khảo nội dung dưới đây của đá gà trực tuyến nhé!
Bệnh thủy đậu ở gà đá hay còn được gọi là đậu gà được biết đến là bệnh mang tính chất truyền nhiễm. Bệnh do Fowlpox gây nên, đây là loại virus thuộc nhóm Avipox Virus và có cấu tạo sợi đôi ADN. Virus đậu được đánh giá là có khả năng tồn tại nhiều tháng do có sức đề kháng cao và chúng chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60oC trong 6 phút hoặc 50oC trong 30 phút.
Bệnh đậu gà thường hình thành những nốt như hạt đậu ở vùng da không mọc lông và lây lan qua không khí nếu trong vảy, da, lông có mầm bệnh hoặc qua những vết trầy xước do vật nuôi cắn mổ nhau. Tuy nhiên, thông thường bệnh thường lây lan chủ yếu do các loại rận, mòng, muỗi… hút máu gà mắc bệnh và truyền cho những con khỏe mạnh.
Bệnh thủy đậu ở gà hiện nay thường được biểu hiện triệu chứng qua 3 dạng chính là:
Mụn đậu sẽ mọc ở biểu bì da, bên ngoài lớp mô và đặc biệt tập trung tại những vùng da không lông như: Da chân, xung quanh hậu môn, mặt trong cánh, khóe miệng, koes mắt, yếm và mào. Những nốt đậu ban đầu chỉ nổi trái hoặc chỉ sần nhỏ và có màu xám đỏ, nâu xám. Sau đó, chúng sẽ tăng dần kích thước và trở nên sần sùi hơn.
Tầm nhìn của gà sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều khi nốt đậu mọc ở vùng quanh mắt. Thậm chí, chúng còn có thể khiến gà khó thở do nước mũi, nước mắt chảy nhiều hoặc gây viêm kết mạc. Nốt đậu sau khi mọc một thời gian sẽ trở nên “chín” và vỡ ra nước mủ dạng sệt có màu trắng. Khi khô lại, nốt đậu sẽ đóng vảy rồi bong ra và để lại sẹo nhỏ. Nếu gia cầm mắc bệnh ở dạng ngoài ra thì sẽ nhanh chóng phục hồi.
Nếu mắc bệnh thủy đậu ở gà dạng niêm mạc, vật nuôi sẽ khó thở, biếng ăn do đau họng. Bên cạnh đó, gà sẽ biểu hiện sốt, màng giả có màu trắng và miệng chảy dịch nhờ xen lẫn với mủ. Lớp màng giả sau khi bong sẽ thấy niêm mạc màu đỏ lộ ra và gây nên viêm nhiễm.
Ở dạng bệnh thủy đầu ở gà này, gà sẽ có biểu hiện triệu chứng của cả dạng ngoài da và dạng hỗn hợp. Đây cũng là dạng bệnh mà tỷ lệ tử vong của gia cầm cao nhất. Lúc này, gà dù không có bệnh tích ở da nhưng vẫn có thể bị nhiễm trùng huyết với những biểu hiện phổ biến như: Sút cân nhanh do mất nước, tiêu chảy, bỏ ăn, sốt cao…
Tình trạng bệnh sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 nếu được vệ sinh tốt, gà sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc tốt thì bệnh sẽ trở nên nặng và gây nên tử vong cho gia cầm với tỷ lệ có thể lên đến hơn 90%.
Hiện nay, để phòng ngừa bệnh thủy đậu ở gà thì tiêm vacxin chính là giải pháp mang lại hiệu quả nhất. Gà sẽ được tiêm 2 mũi vào cánh ở hai giai đoạn là từ 7 – 21 ngày tuổi và mũi 2 là khi chúng được 112 ngày tuổi. Vết tiêm sau 5 ngày sẽ cần phải kiểm tra lại, nếu thấy không phồng to thì sẽ phải thực hiện tiêm lại.
Bên cạnh việc tiêm phòng thì người nuôi cũng cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của gà vitamin A, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa để cải thiện sức đề kháng. Kết hợp với đó là vệ sinh dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại, diệt côn trùng bằng các loại dung dịch như: Phenol 5%, odin 1% hoặc formol 3% trong thời gian khoảng 30 phút.
Bệnh thủy đậu ở gà đá tính đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Thế nên, khi vật nuôi nhiễm bệnh, bạn hãy sử dụng các loại thuốc sát khuẩn như CuSO4 5%, glycerin 10% hoặc xanh methylen để vệ sinh nốt mụn đậu và giúp chúng nhanh bong tróc hơn. Sau khoảng 3 đến 4 ngày bôi liên tục thì mụn đậu sẽ hết.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần sử dụng các loại thuốc có chứa Neomycin hoặc Oxytetracycline trong thành phần để nhỏ vào mồm gà. Đồng thời, nhét thêm thức ăn để giúp vật nuôi không đói. Đặc biệt, người nuôi cần bổ sung thêm các loại vitamin C, A và khoáng chất cho cả đàn để phòng ngừa bệnh.
Nhìn chung, bệnh thủy đậu ở gà đá không quá khó để phòng ngừa và điều trị. Tuy nhiên, người nuôi cần phải nhận biết được biểu hiện bệnh sớm để chữa bệnh cho gà kịp thời. Chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan
Gà đá bị sưng mắt – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Gà đá bị sưng mắt là một dạng bệnh rất thường gặp ở những con gà. Tuy là dạng...
Gà đá bị run chân – Hướng dẫn cách điều trị hiệu quả
Gà đá bị run chân là một trong những bệnh lý khá phổ biến tuy không nguy hiểm đến...
Hướng dẫn cách trị gà bị Lỏn Lẻn dứt điểm hiệu quả
Cách trị gà bị lỏn lẻn như thế nào là vấn đề đang được rất nhiều người nuôi gà...
Hướng dẫn cách tiêm vaccine cho gà từ 1 đến 63 ngày
Cách tiêm vaccine cho gà từ 1 đến 63 ngày là việc làm không thể bỏ sót đối với...
Điểm danh các bệnh khiến gà bị mù mắt nguy hiểm nhất
Tìm hiểu về các bệnh khiến gà bị mù mắt là điều rất cần thiết đối với sư kê...
Bệnh giun kim ở gà đá – Dấu hiệu – Triệu chứng – Cách trị
Bệnh giun kim ở gà đá thường gây ra các hiện tượng rất nguy hiểm, thậm chí có thể...